Giày vải bị mốc và những cách xử lý nhanh chóng hiệu quả
Những chiếc giày vải sau một thời sử dụng sẽ xuất hiện những vết mốc trên bề mặt. Vậy khi giày vải bị mốc thì cần phải xử lý như thế nào?
Giày vải là một trong những phụ kiện thời trang đã và đang được nhiều yêu mến cũng như ưu tiên lựa chọn. Các sản phẩm này được sản xuất với nhiều chất liệu và màu sắc khác nhau. Chính vì lẽ đó mà những chiếc giày vải đã đáp ứng tốt các nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng. Tuy nhiên sau một thời gian sử dụng trên bề mặt của những đôi giày này sẽ xuất hiện khá nhiều vết mốc. Nếu không được xử lý, vệ sinh đúng cách thì sẽ làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng của sản phẩm. Thế nhưng không phải ai cũng có hiểu biết về những cách vệ sinh này. Bài viết này sẽ chia sẻ đến bạn những cách xử lý đơn giản khi giày vải bị mốc.
Những nguyên nhân cơ bản khiến giày vải bị mốc
Giày bị tác động của nước
Ẩm ướt là một trong những yếu tố khiến giày bị mốc
Một trong những nguyên nhân chính khiến cho những đôi giày vải xuất hiện các vết mốc là do bị tác động của độ ẩm và nước. Môi trường ẩm ướt là một trong những điều kiện rất thuận lợi để nấm mốc sinh trưởng và phát triển.
Chính vì thế khi những đôi giày bị nước xâm nhập vào mà không được làm khô ngay sẽ dễ gặp tình trạng bị mốc. Trong những ngày trời mưa bạn nên hạn chế sử dụng các loại giày. Hoặc có sử dụng thì nên vệ sinh, làm khô ngay để tránh sự xuất hiện của nấm mốc.
Cách bảo quản giày không phù hợp
Bảo quản giày tốt cũng được xem là giải pháp giúp tăng tuổi thọ của giày
Cách bảo quản đúng cách cũng được xem là một trong những yếu tố cơ bản giúp cho đôi giày của bạn được bền bỉ hơn. Đặc biệt nếu không được bảo quản với những phương pháp phù hợp thì chúng sẽ dễ bị mốc. Chính vì thế bạn cũng cần phải nghiên cứu và tìm hiểu cách bảo quản những đôi giày sao cho phù hợp nhất.
Giày để quá lâu mà không sử dụng
Cần phải có biện pháp bảo quản đối với những đôi giày để lâu không sử dụng
Đây cũng được xem là nguyên nhân phổ biến nhưng rất ít người quan tâm và chú ý đến. Khi không sử dụng trong thời gian quá lâu thì độ ẩm trong không khí sẽ thâm nhập vào bên trong đôi giày của bạn. Điều này sẽ giúp cho các loại nấm mốc dễ dàng sinh trưởng và phát triển gây ảnh hưởng đến chất lượng và tính thẩm mỹ của đôi giày.
Cách xử lý khi giày vải bị mốc mà nhiều người chưa biết đến
Như đã được chia sẻ ở trên thì những đôi giày được xem là những phụ kiện giúp tôn thêm vẻ đẹp của người sử dụng. Tuy nhiên khi bị bẩn hoặc bị mốc thì sẽ khiến cho chúng sẽ bị giảm giá trị rất lớn. Chính vì thế mà chúng ta nên tiến hành vệ sinh thường xuyên để giảm thiểu tình trạng này. Còn nếu những đôi giày đã bị mốc thì bạn cũng không nên quá lo lắng. Sau đây là những hướng dẫn giúp bạn xử lý nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Cách xử lý khi giày vải bị mốc nhẹ
Vệ sinh vết mốc bằng giấm
Giấm ăn là một trong những loại gia vị khá phổ biến trong đời sống của người dân Việt Nam hiện nay. Nó đã góp phần tạo nên một hương vị đặc trưng cho rất nhiều món ăn. Bên cạnh đó sẽ có rất ích người biết được chúng còn có khả năng tẩy những vết ố, vết mốc trên giày vải. Phương pháp thực hiện khi giày vải bị mốc gồm những bước cụ thể như sau:
-
Bước 1: Điều đầu tiên bạn cần làm đó chính là vệ sinh sơ qua phần bề mặt của giày vải. Để thực hiện điều này bạn nên sử dụng một chiếc bàn chải có lông mềm để vệ sinh. Nếu sử dụng những loại bàn chải có lông cứng sẽ dễ làm bề mặt của giày bị tổn thương.
-
Bước 2: Bạn lấy giấm trộn với một ít nước ấm để tạo nên dung dịch vệ sinh giày vải.
-
Bước 3: Sử dụng một chiếc khăn mềm thấm dung dịch đã pha và lau nhẹ lên những vị trí bị mốc. Bạn cần phải thực hiện thao tác này nhiều lần cho đến khi vết mốc bị loại bỏ hiệu quả.
-
Bước 4: Sau khi các vết mốc đã được loại bỏ hoàn toàn bạn sử dụng một chiếc khăn mềm khác để lau lại 1 lần nữa. Sau đó đặt giày ở nơi không thoáng, hạn chế để ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào.
Vệ sinh vết mốc trên giày vải bằng cồn
Đây cũng là một phương pháp mà bạn cần lưu tâm khi giày vải bị mốc. Các thao tác thực hiện phương pháp này cũng khá đơn giản và không mất quá nhiều công sức. Bạn chỉ cần sử dụng một chiếc khăn sạch thấm một ít cồn và lau trực tiếp lên những vết mốc trên giày. Bạn cần thực hiện thao tác này lặp đi lặp lại cho đến khi các vết mốc được vệ sinh hết.
Cũng tương tự như giấm cồn cũng có khả năng tẩy rửa cao, có khả năng loại bỏ các loại vết bẩn và vết mốc hiệu quả. Bên cạnh đó thì cồn có khả năng bay hơi khá nhanh nên bạn không cần quá lo lắng rằng đôi giày bạn có mùi hôi khó chịu.
Sử dụng khoai tây để vệ sinh vết mốc trên giày vải
Sử dụng khoai tây cũng là phương pháp tối ưu để loại bỏ vết mốc trên giày
Khoai tây là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng được nhiều người yêu mến. Bên cạnh đó thì cũng còn có khả năng loại bỏ các vết mốc trên giày vải một cách nhanh chóng và hiệu quả.Cụ thể là:
-
Bước 1: Việc đầu tiên bạn cần làm là chuẩn bị một số nguyên liệu, vật dụng cần thiết. Chúng bao gồm: vài củ khoai tây, vài cái khăn mềm, 1 bàn chải có lông mềm và 1 ít nước sạch.
-
Bước 2: Tiến hành cắt khoai tây thành những lát mỏng. Sau đó lấy những lát khoai tây này chà trực tiếp lên những nơi bị mốc.
-
Bước 3: Sau đó sử dụng bàn chải có lông mềm chà nhẹ lại nhằm loại bỏ các vết nấm mốc. Cứ thực hiện lặp đi lặp lại thao tác này cho đến khi loại bỏ hoàn toàn các vết mốc trên bề mặt giày.
-
Bước 4: Sử dụng một chiếc khăn mềm thấm nước sạch và lau lại bề mặt giày một vài lần để loại bỏ phần khoai bám lại. Sau đó đặt giày ở nơi khô thoáng, hạn chế ảnh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào.
Có điều bạn cần lưu ý khi sử dụng phương pháp này đó chính là không nên chà những lát khoai tây tại một vị trí trong thời gian quá dài. Bên cạnh đó khi vệ sinh bạn cũng nên sử dụng lực ở mức vừa phải. Bởi vì nếu thực hiện sai cách thì những chiếc giày vải của bạn sẽ dễ bị hư hỏng.
Đối với những đôi giày vải bị mốc nặng
Đối với những đôi giày vải bị mốc quá nặng thì cần phải có những phương pháp vệ sinh đặc trưng riêng. Bởi vì đây là những vết mốc cứng đầu nên rất khó làm sạch bằng các phương pháp thông thường. Bạn có thể tham khảo một số phương pháp vệ sinh khi giày vải bị mốc.
Vệ sinh giày vải bị mốc bằng giấy nhám
Có lẽ đến đây thì sẽ có rất nhiều sẽ cảm thấy ngạc nhiên khi vệ sinh giày bằng giấy nhám. Bởi vì họ sẽ nghĩ rằng giấy nhám sẽ làm hư hỏng bề mặt của những chiếc giày khiến chúng sẽ mất đi tính thẩm mỹ. Tuy nhiên khi bạn sử dụng các loại giấy nhám mịn và dùng lực vừa phải thì vẫn có thể loại bỏ các vết mốc vô cùng hiệu quả. Các bước thực hiện phương pháp vệ sinh vết mốc trên giày vải bằng giấy nhám cụ thể như sau:
-
Bước 1: Chuẩn bị một vài miếng giấy nhám mịn cùng với một chiếc khăn mềm
-
Bước 3: Thực hiện thao tác chà nhẹ giấy nhám lên bề mặt của giày. Đặc biệt cần lưu ý đến những vị trí bị mốc thì nên chà lâu một chút.
-
Bước 4: Cứ tiến hành lần lượt như thế cho đến khi những vết mốc được loại bỏ hoàn toàn. Sau đó thì sử dụng khăn mềm để lau sạch bề mặt giày một lần nữa, tiếp đó là tiền hành đặt giày ở những nơi không thoáng.
Sử dụng xà phòng để loại bỏ nấm mốc trên giày vải
Dùng xà phòng sẽ giúp loại bỏ các vết mốc trên giày hiệu quả
Đây cũng là một phương pháp làm sạch vết mốc trên giày vải hiệu quả mà rất nhiều người hướng đến. Để bắt đầu phương pháp này thì đầu tiên bạn cần loại bỏ bớt các loại bụi bẩn trên bề mặt của chiếc giày. Sau đó tiến hành pha xà phòng với nước để tạo nên dung dịch vệ sinh. Nhúng toàn bộ đôi giày vào phần dung dịch đã pha, sử dụng bàn chải mềm chà nhẹ lên bề mặt của giày. Bạn nên thực hiện động tác chà nhiều ở những vị trí có nhiều vết mốc.
Sau khi đã tẩy hết các vết mốc thì tiến hành xà sạch xà phòng ở trong giày. Sau đó tiến hành phơi giày ở những nơi có ánh nắng nhẹ hoặc nhiều gió.
Sử dụng baking – soda khi giày vải của bạn bị mốc
Baking-soda là một loại vật liệu khá phổ biến và được ứng dụng trong nhiều trường hợp khác nhau. Chúng được sử dụng để loại bỏ một số vết bẩn cứng đầu. Chúng vì thế khi giày vải bị mốc thì sử dụng baking-soda là một lựa chọn phù hợp.
Phương pháp sử dụng baking-soda để làm sạch vết mốc trên giày vải cụ thể như sau:
-
Bước 1: Cũng giống như những phương các phương pháp trên bạn cũng cần chuẩn bị những thứ cần thiết. Chúng bao gồm baking soda, nước sạch, bàn chải và khăn mềm.
-
Bước 2: Tiến hành vệ sinh sơ qua bề mặt của chiếc giày. Công đoạn này được thực hiện nhằm mục đích loại bỏ bụi bẩn bám trên bề mặt của đôi giày.
-
Bước 3: Bạn lấy một ít baking soda hòa cùng với 1 ít nước sạch. Sau đó thoa dung dịch này lên những vị trí bị mốc và dùng bàn chải chà nhẹ lên. Bạn cần thực hiện nhiều lần đến khi vết mốc bị loại bỏ hoàn toàn.
-
Bước 4: Sau khi đã loại bỏ được các vết mốc thì bạn tiến hành sử dụng khăn mềm, sạch lau lại những đôi giày. Sau đó thì tiến hành bảo quản chúng ở những nơi khô ráo đến hạn chế bị hư hỏng về sau.
Với những gì đã chia sẻ trên đây thì có lẽ bạn đã biết được khi giày vải bị mốc nên làm gì rồi đúng không? Bên cạnh đó thì việc sử dụng các loại dung dịch chuyên dụng để loại bỏ vết mốc cũng là giải pháp tối ưu. Hiện nay trên trường có khá nhiều dung dịch vệ sinh giày đang được bày bán. Để có thêm nhiều thông tin về các sản phẩm này bạn có thể truy cập vào website: www.dathuocsaigon.com. Tại đây có rất nhiều sản phẩm chất lượng để bạn lựa chọn theo nhu cầu và sở thích của mình.
GỌI NGAY - 0974.60.70.30
Để được tư vấn mua hàng với giá ưu đãi nhất
CUNG CẤP DA BÒ TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG QUỐC TẾ
Công ty TNHH TM & SX Da Thuộc Sài Gòn
Địa chỉ: 220 Hoàng Hữu Nam, phường Long Thạnh Mỹ, TP.Thủ Đức, Hồ Chí Minh
Email: thuocdasaigon@gmail.com